Ảnh Hưởng Từ Tình Trạng Thiếu Thuyền Viên Ngành Hàng Hải
Tin tức
Tin tức
Ảnh Hưởng Từ Tình Trạng Thiếu Thuyền Viên Ngành Hàng Hải
Ngày đăng : 06/07/2022 - 11:13 AMHiện nay, các hoạt động giao thương quốc tế ở Việt Nam rõ ràng cần phải giải quyết việc thiếu thuyền viên và thuyền trưởng trong nước.
"Các doanh nghiệp trong thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam và đặc biệt là ngành hàng hải gặp bất lợi khi bị buộc thuê lao động sản xuất từ nước ngoài do thiếu thuyền viên trong nước. Kèm theo đó là những chính sách ngoại giao, những lệnh trừng phạt bằng việc áp thuế và cấm vận xuất nhập khẩu đã ít nhiều làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa toàn thuế giới."
(trích Giang Truong, Founder của Timber Life trong một cuộc hội thảo với các nhà đầu tư)
1. Chi phí vận hành vượt ngoài ý muốn
Việc thiếu lái tàu vận chuyển đường biển đã đẩy mức lương lái tàu ngày càng cao, khiến cho chi phí vận chuyển tăng theo. Cụ thể là trường hợp của Công ty Hưng Phát đã buộc phải sử dụng nhân công nước ngoài với mức lương gấp 1,5 lần cho tới gấp đôi.
Để đối mặt với tình hình hiện tại, các trung tâm/trường cao đẳng/đại học nói riêng và Bộ Giáo Dục nói chung đang thực hiện các biện pháp để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học ngành hàng hải. Trên thực tế mức lương hiện tại của thuyền viên dao động từ 18 triệu đến hơn 200 triệu tùy theo kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, và hải trình.
Thiếu thuyền viên, tàu biển phải chở nhiều container cùng một lúc (Nguồn: Unsplash)
2. Những khó khăn khác về kinh tế vi mô
Tình trạng đơn hàng được ưu tiên hoặc không được ưu tiên, dựa vào lợi nhuận thu được, ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thị trường xuất nhập khẩu.
Hẳn các bạn cũng đã quen với việc buôn bán dựa trên các mối quan hệ làm ăn lâu dài. Vậy thì trong những tình huống mà bắt buộc phải chọn một trong hai, các doanh nghiệp có quen biết sẽ được ưu tiên hơn.
Ngoài ra, căng thẳng xung đột về thương mại và quyền lợi đang leo thang giữa các nước. Việc tăng chi phí phân phối đã góp phần đẩy giá thành sản phẩm lên cao; lạm phát định kỳ không thuyên giảm khiến cho người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng chứ không riêng gì doanh nghiệp.
3. Tác động lâu dài đến doanh nghiệp từ việc tăng giá thành
Giá cả tăng khiến cho các bên khó đạt được thỏa thuận về chi phí hơn, gây nên sự đình trệ trong các hoạt động kinh tế và công thương.
Hãy lưu ý thị trường sẽ tìm ra một mức giá vừa phải cho cả bên cung ứng và bên yêu cầu hàng hóa/dịch vụ.
Trong ngành hàng hải cũng vậy. Các doanh nghiệp trong nhóm ngành này hiện đang thiếu thuyền viên trong nước, nên đối với họ, mức giá phải thuê nhân lực nước ngoài chưa phải là lý tưởng nhất, dẫn đến việc trì hoãn.
Một trong những hệ quả lâu dài của cuộc khủng hoảng thuyền viên là khủng hoảng container. Do lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không còn dồi dào như trước, khối lượng container di chuyển sụt giảm, một sự thiếu hụt container đã diễn ra ở đất nước ta–đất nước đang trở thành công xưởng thế giới.
4. Mở rộng
Trong thời gian sắp tới, các doanh nghiệp nào đã lường trước được sự việc này xảy ra sau ảnh hưởng từ dịch COVID-19 sẽ có vị thế tốt hơn các doanh nghiệp bị động. Theo các bạn, làm cách nào họ đã tránh được những tác động tiêu cực từ tình hình xuất nhập khẩu hiện nay?
Hãy đón đọc những thông tin hữu ích từ Timber Life trong những bài viết tiếp theo để tìm ra câu trả lời nhé!
➤ Xem thêm: GỖ - XU HƯỚNG THIẾT KẾ CHO TƯƠNG LAI | Timber Life