GỖ GHÉP LÀ GÌ? CẤU TẠO CÁC LOẠI GỖ GHÉP VÀ ỨNG DỤNG?
Tin tức
Tin tức
GỖ GHÉP LÀ GÌ? CẤU TẠO CÁC LOẠI GỖ GHÉP VÀ ỨNG DỤNG?
Ngày đăng : 18/06/2019 - 10:59 PMVới tình hình nguồn tài nguyên về gỗ - rừng trồng đang ngày càng cạn kiệt vì bị tàn phá và khai thác vô tội vạ, việc xuất hiện loại sản phẩm mới (gỗ ghép) mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc thi công và sản xuất.
Sử dụng gỗ ghép phần nào giúp tiết kiệm được chi phí về giá thành cũng như tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc thi công và sản xuất. Vậy gỗ ghép được cấu tạo và sản xuất như thế nào?
1. Gỗ ghép - cấu tạo gỗ ghép
- Gỗ ghép được sản xuất theo phương pháp ghép các thanh gỗ lại với nhau để tạo thành những tấm gỗ lớn. Các loại gỗ ghép phổ biến trên thị trường hiện nay là gỗ ghép cao su, gỗ ghép thông và gỗ ghép tràm.
- Gỗ ghép đa phần là loại gỗ tự nhiên nên được ứng dụng rất phổ biến trong các loại công trình nhà ở và làm các sản phẩm nội thất cao cấp.
- Một điểm nổi trội trên các sản phẩm gỗ ghép mà chúng ta thường hay bắt gặp nhất chính là bề mặt gỗ có nhiều màu sắc sáng, tối đan xen trông rất nghệ thuật. Sở dĩ bề mặt gỗ tạo được hiệu ứng các vân gỗ đa màu sắc trên một tấm gỗ như vậy là nhờ vào công nghệ ghép gỗ mà nhà các cơ sở sản xuất đã áp dụng.
2. Có bao nhiêu cách ghép gỗ
Có 4 cách ghép gỗ
a) Ghép mộng đứng: Hay còn gọi là FINGER JOINT
- Sau khi các thanh gỗ được kiểm duyệt qua các công đoạn tẩm, sấy, cắt, bào, phân loại phôi thành những thanh theo quy cách, chúng sẽ được đưa qua hệ thống máy đánh mộng tạo thành hình răng lược sau đó tẩm keo và ghép thành những tấm gỗ lớn theo quy cách được yêu cầu, thông thường quy cách tấm gỗ ghép là: 1200mm*2400mm hoặc 1000mm*2000mm.
- Ưu điểm của cách ghép này là tạo nên tấm ván rất rắn chắc, tuy nhiên để lộ những vết nối ghép hình răng lược có thể sẽ không làm hài lòng một số khách hàng khó tính.
b) Ghép mộng nằm: Hay còn gọi là FINGER BUTT JOINT
- Cũng tương tự như cách ghép mộng đứng, nhưng việc đánh các rãnh mộng theo chiều ngang thanh ghép, sau đó các công đoạn ép tấm và cắt tấm cũng theo quy trình tiêu chuẩn của nhà máy và tuân theo tiêu chuẩn TCVN 8165, TCVN 8166, TCVN 8576 và TCVN 8577:2010 của bộ công nghiệp.
- Ưu điểm của cách ghép này là tạo nên những tông màu khác nhau, những vân màu này có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ tùy chủ đích của người ghép, tạo nên sự phong phú trong việc chọn lựa màu sắc. Mặt khác, các vết nối hình răng lược không còn nữa mà thay thế cho nó là những tông màu xếp xen kẽ nhau rất đẹp mắt.
c) Ghép cạnh
Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình khe tạo rãnh. Sau đó, các thanh gỗ có chiều dài và kích thước bằng nhau được ghép song song theo đường khe, rãnh tạo sẵn.
d) Ghép giác:
Là kiểu ghép khá phức tạp, theo đó các thanh gỗ được nối lại với nhau thành 1 khối rồi được xẻ theo hình ảnh và kích thước định sẵn, sau đó dùng 2 khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp với nhau (sau khi ghép) để ghép nối lại với nhau.
3. Ứng dụng của sản phẩm gỗ ghép trong đời sống
Gỗ ghép với xuất phát điểm là các nguyên liệu gỗ thịt từ tự nhiên, sở hữu những tính năng nổi trội về:
• Độ bền cao
• Khả năng chống chịu với các tác nhân gây hại và điều kiện môi trường tốt
• Tính thẩm mĩ cao.
Do vậy, các sản phẩm gỗ ghép cao su, gỗ ghép thông, gỗ ghép tràm đều được ứng dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực trong đời sống như:
• Sản xuất sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng, bệnh viện, trường học, cửa hàng.
• Thi công sàn nhà ở, văn phòng, showroom, nhà hàng, khách sạn.
• Lót sàn trang trí.
• Gia công các sản phẩm mĩ nghệ.
• Làm kệ trang trí.
• Sản xuất các sản phẩm đồ gỗ trưng bày ngoài trời.
• Làm khung tranh gỗ, tranh 3D...
Hãy theo dõi trang để kịp thời nhận được những thông tin mới nhất từ Timber Life nhé: https://www.facebook.com/TimberLifeCo