22 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH PHỔ BIẾN TRONG NGÀNH GỖ
Tin tức
Tin tức
22 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH PHỔ BIẾN TRONG NGÀNH GỖ
Ngày đăng : 27/05/2021 - 5:35 PM1. Rạn (Checks): Vết nứt thớ gỗ theo chiều dọc nhưng không xuyên suốt hết tấm gỗ. Vết rạn xảy ra do ứng suất tăng trong quá trình làm khô gỗ.
2. Sâu, mục (Decay): Sự phân hủy chất gỗ do nấm.
3. Mật độ Gỗ (Density): Khối lượng trên một đơn vị thể tích. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ gỗ: độ tuổi gỗ, tỷ lệ gỗ già, kích thước của tấm gỗ trong từng loại cây.
4. Độ bền (Durability): Khả năng chống lại sự tấn công của các loại nấm, sâu hại, côn trùng.
5. Sự ổn định về kích thước/ Sự biến dạng khi sấy khô (Dimensional stability): thể hiện thể tích của khối gỗ có biến đổi cùng với sự thay đổi độ ẩm của gỗ khi sấy khô hay không.
6. Đốm hình (Figure): Những họa tiết xuất hiện trên mặt gỗ do các vòng tuổi gỗ, các tia gỗ, mắt gỗ, những vân gỗ bất thường chẳng hạn vân gỗ đan cài hoặc uốn sóng, và các đốm màu đặc biệt tạo nên.
7. Vân gỗ (Grain): kích cỡ, chiều hướng, cách sắp xếp, hình dạng hoặc chất lượng của các thớ gỗ.
8. Túi gôm/ nhựa (Gum pocket): những điểm quy tụ nhiều nhựa/ gôm cây trong thân gỗ.
9. Độ cứng (Hardness): Khả năng gỗ kháng lại các vết lõm và ma sát.
10. Hardwood (Gỗ cứng): Dùng để chỉ các cây lá rộng thường có màu xanh, một năm thay lá hai lần. Thuật ngữ này không có liên quan đến độ cứng thật sự của gỗ.
11. Tâm gỗ (Heartwood): Các lớp gỗ phía trong thân cây đang lớn, không chứa đựng tế bào gỗ đang phát triển, tâm gỗ sậm màu hơn dát gỗ nhưng không phải bao giờ 2 phần này cũng phân biệt rõ ràng.
12. Suất đàn hồi gỗ (Modulus of elasticity): Khi chịu tác động của một ứng suất kéo hoặc nén, một vật sẽ phản ứng bằng cách biến dạng theo tác dụng của lực dãn ra hoặc nén lại. Tỷ lệ giữa ứng suất và độ biến dạng theo chiều dài của gỗ gọi là suất đàn hồi.
13. Độ ẩm (Moisture content): Khối lượng nước chứa trong gỗ, độ ẩm được tính theo tỷ lệ % của khối lượng nước trong gỗ đã được sấy khô.
14. Vết đốm trong ruột cây (Pith flecks): Các vết sọc trong ruột cây không sắp xếp theo quy tắc và có màu khác lạ, xuất hiện do côn trùng tấn công vào thân cây đang phát triển.
15. Dát gỗ (Sapwood): Lớp gỗ bên trong thân cây, dát gỗ nhạt màu hơn tấm gỗ và không có khả năng kháng sâu.
16. Co rút (Shrinkage): Sự co lại của thớ gỗ do gỗ được sấy khô dưới điểm bảo hòa.
17. Trọng lượng riêng (Specific gravity): Trọng lượng riêng của gỗ thường dựa trên thể tích gỗ khi còn tươi và khối lượng gỗ khi đã được sấy khô.
18. Nứt (Split): Vết nứt của thớ gỗ xuyên suốt từ mặt bên này sang mặt bên kia của thớ gỗ.
19. Nhuộm màu (Stain): Sự thay đổi màu sắc tự nhiên của tấm gỗ hoặc sự biến màu do vi sinh vật, kim loại hay hóa chất gây ra, các vật liệu dùng để tạo màu đặc biệt cho gỗ.
20. Mặt gỗ (texture): Được quyết định bởi kích thước tương đối và phân bố vân gỗ. Mặt gỗ có thể xếp vào loại thô (vân gỗ lớn), đẹp (vân gỗ nhỏ) hoặc trung bình (vân gỗ có kích thước đồng đều).
21. Cong vênh (Warp): Sự méo mó của phách gỗ làm biến đổi hình dạng phẳng ban đầu, xảy ra trong quá trình làm khô gỗ. Các loại cong vênh bao gồm cong tròn, uốn cong, gập hình móc câu và xoắn lại.
22. Khối lượng (Weight): Khối lượng của gỗ khô phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào gỗ.
➤ Xem thêm:
tên tiếng anh 40 loại gỗ tự nhiên thông dụng trên thế giới
thùng gỗ sồi ảnh hưởng đến hương vị rượu như thế nào?
➤ ➤ Hãy theo dõi trang để kịp thời nhận được những thông tin mới nhất của Timber Life nhé: https://www.facebook.com/TimberLifeCo